A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỉ niệm 54 năm, ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2022)

Kỉ niệm 54 năm, ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng

cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2022)

Mặc dù bận trăm công, nghìn việc nhưng Bác vẫn thường xuyên viết thư gửi cho ngành giáo dục đặc biệt là bức thư cuối cùng được đăng Báo Nhân Dân, số 5299, ngày 16-10-1968.

          Vào năm 1968, trong khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bước vào giai đoạn rất gay go, ác liệt thì sức khỏe của Bác ngày lại càng yếu hơn, mặc dù còn phải lo rất nhiều việc nhưng Người vẫn đặc biệt quan tâm và tự hào về thành tựu của ngành giáo dục, về các thầy cô giáo. Vì vậy, nhân dịp đầu năm học mới, Bác đã có thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Đây cũng là bức thư dài nhất Bác gửi ngành Giáo dục. Với cách viết ngắn gọn nhưng cô đọng, hàm súc, cách diễn đạt trong sáng, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm đã thực sự truyền cảm hứng và lay động trái tim người đọc. Nội dung thư thể hiện tư tưởng, triết lý sâu sắc về giáo dục và đào tạo, đầy chất nhân văn. Là những điều Bác muốn nhắn gửi tới các thầy, cô giáo.

          Mở đầu thư, Bác phấn khởi biểu dương những thành tích đạt được của sự nghiệp giáo dục nước nhà: “Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi tất cả các cô, các chú và các cháu. Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết.” Dù sức khỏe giảm sút, bận việc nhưng Bác vẫn quan tâm, nắm được chi tiết cụ thể các trường, các cấp học, các hình thức học, các thành tích mà ngành giáo dục đã đạt được như: có một vạn hai nghìn trường phổ thông, hơn 6 triệu người đi học, hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá…Kính trọng Bác, chúng ta càng thương Bác nhiều hơn. Chính sự quan tâm này của Bác thể hiện sâu sắc quan điểm của Người: Đầu tư cho phát triển giáo dục là một bộ phận thiết yếu, hết sức quan trọng “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta”.

          Bác chỉ rõ nguyên nhân thành công của sự nghiệp giáo dục trong thời gian qua là “nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng; và cũng do các cô, các chú, các cháu trong các trường học đã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ”. 

                                            

Và Bác cũng không quên nhắc đến nhiệm vụ sắp tới: “Thi đua hai tốt”. “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng”.

          Bác cũng đặt ra mục tiêu và nội dung giáo dục rất rõ ràng. “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” Bác nói ngắn gọn nhưng chúng ta có thể hiểu: Thầy cô giáo bao giờ cũng phải tập trung vào “dạy tốt” và học sinh phải “học tốt”.“Dạy tốt và học tốt” còn là: chương trình phải luôn bám sát mục tiêu vươn lên chiếm lĩnh tri thức của văn minh nhân loại, kinh nghiệm lịch sử dân tộc. Giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng: Có giáo dục mới có tri thức, “đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật” mới kiến thiết được đất nước, mới đưa đất nước tiến tới văn minh bằng các cường quốc, khi ấy dân tộc mới bước tới đài vinh quang.

                                                          

          Đồng thời, Người chỉ ra cách tổ chức và quản lí giáo dục hiệu quả. “Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn.” Người nhấn mạnh: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng", "phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt" và "nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang". Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ ấy, Bác căn dặn là phải đoàn kết chặt chẽ và phát huy dân chủ trong nhà trường.

                                                          

          Cuối thư, Bác Hồ nêu rõ trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo: “Các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới".
          Đã 54 năm trôi qua, nhưng những lời tâm huyết của Bác trong nội dung bức thư có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc. Nó đã, đang và mãi vẫn là phương châm, là phương pháp, là nguyên tắc để xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà. 

                                                          

          Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trường Tiểu học Bần Yên Nhân số Iđã phát động các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt", phong trào xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Tháng 05 : 165
Tháng trước : 533